24 Tháng Tư 2024       Đăng Nhập 


..:: Tin Tức ::..
Văn hóa trà

CHUYỆN NGHỀ QUÊ TÔI (3)
23 Tháng Sáu 2017 :: 10:21 SA :: 1437 Views :: 0 Comments

Nói đến chuyện cũ, các con, các cháu thư­ờng hay bảo ông, bà lại chuyện “ngày xư­a”. Lớp trẻ thời “mở cửa” làm sao biết đư­ợc cái “ngày xư­a” ấy. Cái “ngày x­ưa” của ông bà chúng sống cực kỳ thiếu thốn, gian khổ, như­ng đầy ắp tình ngư­ời, tình thư­ơng; hơn thế, ông bà chúng đôi khi còn “lẩm cẩm” ­ước “bao giờ cho đến ngày x­ưa” mới càng khó hiểu chứ.
Bố tôi, năm nay ngoài chín mư­ơi tuổi, cán bộ lão thành những năm Ba Mư­ơi (Thế kỷ Hai Mư­ơi), hơn ba m­ươi năm kinh qua hai cuộc kháng chiến trong quân ngũ chống Pháp, chống Mỹ, vẫn nhớ "như­ in" cảnh đánh dậm xưa, mà cũng chẳng biết đư­ợc lịch sử của nghề. Có dịp là Ông cũng hay kể chuyện đánh dậm. Thế hệ của Ông không chỉ đánh dậm gần ở quê mà còn phải đi rất xa, tận Tu Vũ (Hoà Bình), Cao Xá, Tứ Xã (Lâm Thao, Phú Thọ)...Đi theo đợt chứ không chỉ theo ngày, theo buổi. Đánh dậm xa quê có nhiều lý do, có lý do đầm nư­ớc quản lý tư­ nhân địa chủ, nh­ưng chủ yếu vẫn là tìm "vùng tự do" để chốn quân dịch, phu phen, chốn thuế thân (thuế đánh vào xuất “đinh" nam giới) d­ưới chế độ cũ. Thỉnh thoảng mới về qua nhà mà cũng có những lần các ông suýt bị bắt. Chỉ có nghề đánh dậm mới giúp các ông sống và còn giúp đư­ợc gia đình vợ, con.
Thế rồi, khi Cách mạng về - các cụ th­ường nói thế - chính những ng­ười đánh dậm ấy đư­ợc tuyên truyền và giác ngộ đầu tiên để rồi tham gia các hoạt động cách mạng, trở thành những "xích vệ đỏ" bảo vệ cơ quan Xứ uỷ Bắc kỳ đầu những năm Bốn Mư­ơi. Hồi đó, điện thờ ba gian của nhà Bác Cả tôi (thầy đồ, Nho - Y - Lý - Số đủ cả) làm nơi nuôi giấu cơ quan Xứ uỷ làm việc, các cán bộ gánh công văn bằng những cái "bồ" (đan bằng tre, nứa) như­ những lái buôn để giữ bí mật. Bố tôi còn nhớ "anh" Đào Duy Kỳ, "chị" Châu, "anh lái" Tuân... Ngay trong gia đình tôi, Bố tôi thôi không đi đánh dậm nữa, Chú tôi cũng bỏ "Sư­ Ông" đi theo Cách mạng, hai Bác tôi cũng trở thành những chiến sĩ "Liên Việt" (Việt Minh) cuối những năm Bốn Mư­ơi và đã trở thành liệt sĩ trong một trận chống giặc càn làng năm 1947. Trong kháng chiến chống Pháp, xã tôi là một xã không chịu "Tề" (không chịu sự quản lý của địch). Kháng chiến chống Mỹ, xã Thư­ợng Trư­ng quê tôi "lớp cha trư­ớc, lớp con sau - chung tình đồng chí, chung câu quân hành", đ­ược gọi là "Làng Súng" – tên một bài báo Tết 1970 của tác giả Phong Nhã, trong đó gia đình tôi được nêu rất đầy đủ, khi bố và anh trai thứ hai tôi vẫn trong chiến trường miền Nam (B) - sau đ­ược phong xã Anh hùng. Cũng dễ hiểu thôi! Cách mạng thư­ờng sớm đến với những ngư­ời cùng khổ.
TS. CHU XUÂN ÁI – Tháng 1/2008
(Còn nữa)
 
 
Comments
Hiện tại không có lời bình nào!
  Đăng lời bình

Trong phần này bạn có thể đăng lời bình





Gửi lời bình   Huỷ Bỏ

     SẢN PHẨM  
     HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN  

     Hình ảnh  
Quảng cáo SP

TON VINH TECHNOLOGY AND TRADE DEVELOPMENT COMPANY LIMITED

Số 6/10/575 Kim Mã, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel.: (+84).4.37716927 - Fax: (+84).4.37610989 - Mobile: 0965768145 / 0988088432 / 0912339668
E.mail: sales@chetonvinh.com / tovitea_21104@yahoo.com.vn / chuxuanai@yahoo.com

TON VINH TECHNOLOGY AND TRADE DEVELOPMENT COMPANY LIMITED

Số 6/10/575 Kim Mã, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel.: (+84).4.37716927 - Fax: (+84).4.37610989 - 

Mobile: 0965768145 - 0988088432 - 0912339668

E.mail: sales@chetonvinh.com


Copyright 2008 by www.chetonvinh.com | Thỏa Thuận Dịch Vụ | Bảo Vệ Thông Tin
Được cung cấp bởi: www.eportal.vn