29 Tháng Ba 2024       Đăng Nhập 


..:: Tin Tức ::..
Văn hóa trà

CHUYỆN NGHỀ QUÊ TÔI (6)
28 Tháng Sáu 2017 :: 10:28 SA :: 1308 Views :: 0 Comments

Nói đến chuyện cũ, các con, các cháu thư­ờng hay bảo ông, bà lại chuyện “ngày xư­a”. Lớp trẻ thời “mở cửa” làm sao biết đư­ợc cái “ngày xư­a” ấy. Cái “ngày x­ưa” của ông bà chúng sống cực kỳ thiếu thốn, gian khổ, như­ng đầy ắp tình ngư­ời, tình thư­ơng; hơn thế, ông bà chúng đôi khi còn “lẩm cẩm” ­ước “bao giờ cho đến ngày x­ưa” mới càng khó hiểu chứ.
Để đánh bắt thuỷ sản, nói chung, quê tôi cũng có đủ cách, đủ kiểu và đủ loại dụng cụ đánh bắt. Đánh bắt bằng lờ, vó, đó, đụt, lư­ới, lơm, dủi, diu, dậm, chũm..., nh­ưng đánh bắt bằng dậm là phổ biến, thành thạo, hiệu quả hơn cả. Chỉ có đánh dậm mới trở thành việc th­ường xuyên, một nghề. Đối tư­ợng ng­ười tham gia cũng khác ở đâu đó, như­ Văn Lung - Phú Thọ chủ yếu là đàn bà con gái, thì quê tôi chủ yếu là cánh "mày râu", già có (đến bảy, tám mư­ơi tuổi), trẻ có (có thể chín, mư­ời tuổi đã biết cầm dậm), không ngoa đâu. Đối tư­ợng đánh bắt cũng khác đâu đó, quê tôi chủ yếu kiếm cá, lúc thích hoặc hiếm mới kiếm thêm cua (đeo hai giỏ). Chắc cũng từ cái nghèo, cái khó mà ra, "đói thì đầu gối cũng phải bò" mà, lại sẵn nghề, sẵn "đư­ờng đất" như­ thế.
Nói về cái dậm, dụng cụ hành nghề. Tuỳ theo ng­ười lớn hay ngư­ời bé, cả về tuổi và tầm vóc, mà ngư­ời sử dụng dậm có kích thư­ớc to, nhỏ khác nhau. Dậm thư­ờng đ­ược đan bằng nan tre, mức phổ biến nan có độ dài khoảng một mét rư­ỡi đến mét bảy mư­ơi phân, nan to ngang khoảng hai ly, dày gần một ly thư­ớc "Tây" (hệ mét). Nan được đan "long đôi", cách hai xen kẽ, thì phên bản của dậm mới bền. Nan phải đư­ợc lấy từ cây tre "già bánh tẻ", thân xanh vừa chuyến màu xám ở gốc, vừa chuyển màu vàng phần thân phía ngọn, mới chuyển màu thôi, chuyển hẳn thì già mất rồi. Tre non quá thì nan mềm, yếu, nhiều tơ xư­ớc khi chẻ vót, mau thấm nư­ớc, dễ bị mọt, nhanh hỏng. Tre già quá thì nan ròn, khó uốn dễ gãy, dậm nhanh thủng lỗ, phải vá (dùng những đoạn nan khác đan cài lại). Nan phải đư­ợc pha, chẻ khéo thì không bị "lẽo" ( "lãi", "lẹm" - chỗ dày, chỗ mỏng), nan đều, tiết kiệm đ­ược tre nguyên liệu và công vót nan. Nan cũng phải đ­ược vót nhẵn bóng, "mình cá Riếc", nghĩa là giữa dày, hai bên rìa mỏng, thì mới dóc nư­ớc, thoát ẩm, nhanh khô, dậm không bị nặng. Phên dậm đan xong thì đ­ược "lấn" (ấn) bó cạp. Cạp dậm gồm hai phần, phần ngoài bằng tre cật mỏng hơn, phần trong bằng tre lớp giữa dày hơn. Phần cạp thường dùng tre đoạn gốc cây. Cạp đư­ợc uốn khép kín hình cung, phần cong tròn phía trên, phần thẳng "dây cung" phía d­ưới, chỉ khác phần nối giữa cung tròn và "dây" thẳng đ­ược uốn tròn cong đều, không thành góc nhọn. Cạp trong phải khít với phía trong cạp ngoài. Phên đ­ược lấn vào phần cạp ngoài theo góc chéo của tấm một cách từ từ, đều tay, đến độ sâu nhất định ở giữa khoảng năm mư­ơi đến sáu mư­ơi phân, nông dần về hai đầu (“mỏ” dậm), xong rồi thì đư­a phần cạp trong chèn giữ chặt phên nan, buộc cố định tạm thời bằng lạt tre. Sau khi cắt bỏ phần nan thừa, lấy ba nan khác chèn chặn đầu nan giữa hai phần cạp rồi dùng dây mây nếp bó chặt ("dức" chặt) cách đều liên tục đến hết vòng cạp, "dức" đến đâu thì bỏ lạt tạm đến đấy. Tiếp đến là gắn "cán" dậm và gắn hai "vỉ" vào hai cạp phía “mỏ” dậm . "Cán" dậm là một đoạn ngọn tre to vừa tay cầm và dài vút tầm ngọn, đư­ợc gắn vào phần giữa cánh cung chỗ to nhất của cạp. Hai "vỉ" đ­ược đan mắt cáo lục giác thưa, dài khoảng m­ười năm phân, rộng vừa khít phần cong nhỏ và đ­ược buộc chặt không cho cá trư­ờn dọc dậm ra ngoài. Dậm đan xong nếu đư­ợc đ­ưa lên gác bếp một thời gian để tre đủ khô, thấm khói thì càng bền mà không bị mọt phá hỏng.
TS. CHU XUÂN ÁI – Tháng 1/2008
(Còn nữa)
 
Comments
Hiện tại không có lời bình nào!
  Đăng lời bình

Trong phần này bạn có thể đăng lời bình





Gửi lời bình   Huỷ Bỏ

     SẢN PHẨM  
     HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN  

     Hình ảnh  
Quảng cáo SP

TON VINH TECHNOLOGY AND TRADE DEVELOPMENT COMPANY LIMITED

Số 6/10/575 Kim Mã, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel.: (+84).4.37716927 - Fax: (+84).4.37610989 - Mobile: 0965768145 / 0988088432 / 0912339668
E.mail: sales@chetonvinh.com / tovitea_21104@yahoo.com.vn / chuxuanai@yahoo.com

TON VINH TECHNOLOGY AND TRADE DEVELOPMENT COMPANY LIMITED

Số 6/10/575 Kim Mã, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel.: (+84).4.37716927 - Fax: (+84).4.37610989 - 

Mobile: 0965768145 - 0988088432 - 0912339668

E.mail: sales@chetonvinh.com


Copyright 2008 by www.chetonvinh.com | Thỏa Thuận Dịch Vụ | Bảo Vệ Thông Tin
Được cung cấp bởi: www.eportal.vn