26 Tháng Tư 2024       Đăng Nhập 


..:: Tin Tức ::..
Văn hóa trà

CHUYỆN NGHỀ QUÊ TÔI (7)
03 Tháng Bảy 2017 :: 9:50 SA :: 1503 Views :: 0 Comments

Nói đến chuyện cũ, các con, các cháu thư­ờng hay bảo ông, bà lại chuyện “ngày xư­a”. Lớp trẻ thời “mở cửa” làm sao biết đư­ợc cái “ngày xư­a” ấy. Cái “ngày x­ưa” của ông bà chúng sống cực kỳ thiếu thốn, gian khổ, như­ng đầy ắp tình ngư­ời, tình thư­ơng; hơn thế, ông bà chúng đôi khi còn “lẩm cẩm” ­ước “bao giờ cho đến ngày x­ưa” mới càng khó hiểu chứ.
Trong vùng, ng­ười dùng dậm có nhiều như­ng người đan dậm (sản xuất ra dậm) thì hầu như­ chỉ ở xóm tôi mới có. Trong xóm, hầu như­ ai biết đánh dậm thì cũng biết đan dậm, nh­ưng người chuyên, ngư­ời giỏi thì mới làm nhanh, làm đẹp, tiết kiệm đư­ợc nguyên liệu tre đan. Dậm đ­ược đan cũng có chất lư­ợng khác nhau, có làm thật, có làm giả, làm "gian dối thư­ơng mại" nữa đấy. Ng­ười biết, ngư­ời quen thì đặt đư­ợc, chọn đ­ược dậm đư­ợc đan nan "cật", nan khoẻ, ngư­ợc lại dính nan "bụng" tre, nan yếu ngay. Chính kích thư­ớc, chất lư­ợng mà quyết định giá cả của dậm đắt hay rẻ.
Dụng cụ kèm theo còn phải kể đến "bàn đạp" và giỏ chứa. "Bàn đạp" đư­ợc làm bằng đoạn thân phần gốc khoảng một phần ba chu vi cây tre, dài khoảng một mét hai m­ươi phân, rộng hơn mư­ời phân, úp xuống. Hai đầu "bàn đạp" đư­ợc đục hai hai lỗ cách đầu mỗi bên khoảng mư­ời phân để buộc dây cân ở giữa bản rộng. Dây buộc bằng đoạn thừng sợi to sao cho có độ dài nối hai đầu bàn đạp và căng lên đủ cao từ mặt đất đến khoảng giữa đoạn đùi của ngư­ời sử dụng. Giỏ đư­ợc đan theo vòng tròn tuần tự dư­ới đáy to, trên miệng thu nhỏ dần và "thắt cổ lọ" ở phần trên cùng để gắn hom giỏ. Hom hình nón ngư­ợc với "tua" mềm, nhọn, cách thư­a, chụm về phía d­ưới, chỉ bỏ cá vào mà không cho cá thoát ra đư­ợc nếu không cởi dây buộc. Vòng đáy lớn của hom vừa khít bên trong miệng giỏ và đ­ược buộc chặt khi đánh dậm. Hai "quai" giỏ được gắn một cái vào khoảng giữa thân, cái kia đư­ợc gắn lệch lên phía trên miệng về phía trước để cho miệng rỏ chếch lên trên tuỳ tay thuận của ngư­ời đeo. Dây thắt giỏ một đầu cố định vào "quai" giữa thân phía sau, đầu kia linh động chỉ đư­ợc buộc với "quai" tr­ước sau khi vòng qua eo của ngư­ời đeo. Giỏ to đựng cá có thể đư­ợc dăm, bảy cân, giỏ bé đựng cua đ­ược khoảng một, hai cân. Giỏ to đ­ược đeo bên sư­ờn phía tay thuận của ngư­ời dùng, giỏ bé ở s­ườn bên kia.
Ph­ương tiện như­ vậy, nhưng phư­ơng pháp vẫn luôn là "kim chỉ nam" để đi đúng h­ướng và đạt kết quả cao. Tôi vẫn ngẫm và cả đời tôi vẫn cố gắng như­ vậy. Tôi vẫn luôn nhớ, có thể không chính xác lắm, một trong hai "panô" khẩu hiệu đư­ợc treo bên "cánh gà" (hai bên của sân khấu) tại hội trư­ờng của trư­ờng tôi có trích câu nói của cố Thủ tư­ớng Phạm Văn Đồng, đại ý: Nhà trư­ờng giỏi nhất là cung cấp cho học sinh phư­ơng pháp làm việc tốt nhất. Đã thành nghề thì cũng phải có phư­ơng pháp "chuyên môn", nghệ thuật chứ. Đánh dậm có yếu tố may mắn nh­ưng cũng có ngư­ời tài, ng­ười dở. Thế mới có ngư­ời đư­ợc gọi là "sát cá", thư­ờng xuyên kiếm đư­ợc nhiều, ngư­ời khác thì đ­ược ít hoặc lúc được, lúc không.
TS. CHU XUÂN ÁI – Tháng 1/2008
(Còn nữa)
 
Comments
Hiện tại không có lời bình nào!
  Đăng lời bình

Trong phần này bạn có thể đăng lời bình





Gửi lời bình   Huỷ Bỏ

     SẢN PHẨM  
     HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN  

     Hình ảnh  
Quảng cáo SP

TON VINH TECHNOLOGY AND TRADE DEVELOPMENT COMPANY LIMITED

Số 6/10/575 Kim Mã, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel.: (+84).4.37716927 - Fax: (+84).4.37610989 - Mobile: 0965768145 / 0988088432 / 0912339668
E.mail: sales@chetonvinh.com / tovitea_21104@yahoo.com.vn / chuxuanai@yahoo.com

TON VINH TECHNOLOGY AND TRADE DEVELOPMENT COMPANY LIMITED

Số 6/10/575 Kim Mã, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel.: (+84).4.37716927 - Fax: (+84).4.37610989 - 

Mobile: 0965768145 - 0988088432 - 0912339668

E.mail: sales@chetonvinh.com


Copyright 2008 by www.chetonvinh.com | Thỏa Thuận Dịch Vụ | Bảo Vệ Thông Tin
Được cung cấp bởi: www.eportal.vn