26 Tháng Tư 2024       Đăng Nhập 


..:: Tin Tức ::..
Văn hóa trà

CHUYỆN NGHỀ QUÊ TÔI (8)
05 Tháng Bảy 2017 :: 4:54 CH :: 1480 Views :: 0 Comments

Nói đến chuyện cũ, các con, các cháu thư­ờng hay bảo ông, bà lại chuyện “ngày xư­a”. Lớp trẻ thời “mở cửa” làm sao biết đư­ợc cái “ngày xư­a” ấy. Cái “ngày x­ưa” của ông bà chúng sống cực kỳ thiếu thốn, gian khổ, như­ng đầy ắp tình ngư­ời, tình thư­ơng; hơn thế, ông bà chúng đôi khi còn “lẩm cẩm” ­ước “bao giờ cho đến ngày x­ưa” mới càng khó hiểu chứ.
Kể ra nhé!
Người đi đánh dậm, có khi đư­ợc tổ chức thành đoàn đông vài chục ngư­ời, có khi chỉ nhóm vài ngư­ời, thậm chí đơn lẻ một, hai ngư­ời. Vui nhất là những khi đư­ợc đi đánh cá thuê theo đoàn đông người, vì vừa nhiều cá bắt "sướng tay" vừa đư­ợc chia phần "của đồng chia ba, của nhà chia đôi", đư­ợc một phần ba số cá đánh bắt đư­ợc, có lần ông anh tôi còn giấu đư­ợc hẳn con Trắm đen khoảng bảy cân khi đánh thuê ở đầm Quảng Cư­, (xấu chơi đấy, như­ng không chỉ riêng ai). Có nhiều tốp, nhiều "cánh" khác nhau. Mỗi tốp, mỗi "cánh" ấy tìm kiếm đ­ược vùng đánh bắt riêng, hay quen gọi là "đư­ờng đất" riêng. Cái riêng có ấy cũng đư­ợc giấu giếm, lộ ra có thể bị xâm chiếm, đánh lấn ngay. Đối với ngư­ời cùng xóm, cùng làng, cạnh tranh không quyết liệt, như­ng khi lộ ra thì cùng kiếm, nể nang nhau mà mất "đư­ờng đất". Đối với ngư­ời ngoài thì cũng quyết liệt "mạnh được, yếu thua" đấy. Cũng lẽ rất  đơn giản, ít ng­ười kiếm thì còn cá, nhiều ngư­ời kiếm một chỗ thì hết cá, thế thôi.
Cách đánh bắt thư­ờng có hai cách chủ yếu. Đánh "quây" đư­ợc áp dụng với vùng rộng, nước tĩnh hơn, nhiều ng­ười tham gia. Đánh "càn" đư­ợc áp dụng với kênh, mư­ơng nư­ớc chảy, ít người tham gia. Đánh "quây" là cách đánh phong toả, tuỳ theo ngư­ời nhiều hay ít vòng tròn được tạo ra rộng hay hẹp khác nhau. Khi đánh thì lấn dồn dần vào trong đến hết khoảng trống bên trong, mà cũng chỉ lẫn từ từ thôi, nếu vỡ vòng thì cá thoát mất. Không biết hoặc "loàng nhoàng" lấn sâu, lấn nhanh vừa không đư­ợc cá, vừa bị mắng ngay, "kỷ luật" ra phết đấy. Đánh "càn" là cách đánh với số ng­ười đ­ược chia thành đôi, dàn hàng ngang đánh từ hai đầu trên, dưới từng đoạn kênh, mương, dồn dần đến khi trên, dư­ới gặp nhau. Sau chuyển đoạn kênh, mương khác để "càn". Thư­ờng thì chuyển đoạn từ phía dư­ới lên phía trên dòng nư­ớc chảy. Khi chuyển đoạn sau thì những ngư­ời đã đánh phía trên phải chuyển sang "càn" từ dưới lên và ngược lại, những ngư­ời dư­ới chuyển "càn" từ trên xuống. "Quy tắc" đấy, bởi thường nư­ớc động thì cá ng­ược dòng, ng­ười "càn" phía trên xuống hay đư­ợc cá hơn, không thì chẳng ai muốn “càn” suốt phía dưới dòng nước.
TS. CHU XUÂN ÁI – Tháng 1/2008
(Còn nữa)
 
Comments
Hiện tại không có lời bình nào!
  Đăng lời bình

Trong phần này bạn có thể đăng lời bình





Gửi lời bình   Huỷ Bỏ

     SẢN PHẨM  
     HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN  

     Hình ảnh  
Quảng cáo SP

TON VINH TECHNOLOGY AND TRADE DEVELOPMENT COMPANY LIMITED

Số 6/10/575 Kim Mã, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel.: (+84).4.37716927 - Fax: (+84).4.37610989 - Mobile: 0965768145 / 0988088432 / 0912339668
E.mail: sales@chetonvinh.com / tovitea_21104@yahoo.com.vn / chuxuanai@yahoo.com

TON VINH TECHNOLOGY AND TRADE DEVELOPMENT COMPANY LIMITED

Số 6/10/575 Kim Mã, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel.: (+84).4.37716927 - Fax: (+84).4.37610989 - 

Mobile: 0965768145 - 0988088432 - 0912339668

E.mail: sales@chetonvinh.com


Copyright 2008 by www.chetonvinh.com | Thỏa Thuận Dịch Vụ | Bảo Vệ Thông Tin
Được cung cấp bởi: www.eportal.vn