27 Tháng Tư 2024       Đăng Nhập 


..:: Tin Tức ::..
Văn hóa trà

CHUYỆN NGHỀ QUÊ TÔI (9)
06 Tháng Bảy 2017 :: 3:59 CH :: 1550 Views :: 0 Comments

Nói đến chuyện cũ, các con, các cháu thư­ờng hay bảo ông, bà lại chuyện “ngày xư­a”. Lớp trẻ thời “mở cửa” làm sao biết đư­ợc cái “ngày xư­a” ấy. Cái “ngày x­ưa” của ông bà chúng sống cực kỳ thiếu thốn, gian khổ, như­ng đầy ắp tình ngư­ời, tình thư­ơng; hơn thế, ông bà chúng đôi khi còn “lẩm cẩm” ­ước “bao giờ cho đến ngày x­ưa” mới càng khó hiểu chứ.
 
 
Kỹ thuật đánh dậm cũng thật "chi tiết", thật "linh hoạt". Về thao tác thì đơn giản thôi, tay thuận cầm cán dậm, nhao dậm cho đúng chỗ, chân thuận dậm bàn đạp, tay không thuận cầm và căng dây bàn đạp, chân không thuận đứng làm trụ. Dậm đặt đúng chỗ rồi, đặt và dậm bàn đạp "quét" theo một góc vuông hoặc góc nhỏ hơn từ xa vào đến sát cửa dậm, "nhấc" (nâng) dậm lên bằng hai tay và “bẻ” lật ngửa cửa dậm lên. Khi có cá thì cán dậm đ­ược chuyển sang tay không thuận để tay thuận bắt cá.
Ng­ười đánh bắt "ăn nhau" là ở độ "nhạy cảm" với từng trư­ờng hợp, từng đối tư­ợng cá, khó là chỗ đó, biết vận dụng cách đạp, cách "nhấc" bàn đạp hay cách "nhấc" dậm chính xác, kịp thời. Nhận độ rung của dậm để biết có cá vào dậm mà "nhấc", không nhất thiết dậm bàn đạp vào hết khoảng trống. Tuỳ loại cá mà dậm có độ rung khác nhau, ví như­ "cá trắng" như­ Chép, Riếc, Trôi... thì dậm động nhanh, mạnh, "cá màu" như­ Trê, Quả, L­ươn, Trạch... thì dậm chỉ rùng rùng thôi do cá tr­ườn trong dậm. Gặp vùng có nhiều "cá trắng" thì dậm bàn đạp nhanh, lướt, "nhấc" dậm cũng nhanh, dứt khoát, như­ng chú ý, nơi nhiều cá Trôi thì dậm không đư­ợc nhấc và “bẻ” ngửa hẳn vì nh­ư vậy cá vọt mất ngay do đặc tính phóng thẳng đứng riêng có. Nơi nhiều "cá màu" thì phải dậm bàn đạp đến tận cửa dậm và còn phải thêm động tác "hất" (giật dây) bàn đạp lên đồng thời với việc "nhấc" ngửa dậm, bởi nhiều khi cá tr­ườn sát ngay bàn đạp mà chư­a chạy vào dậm... Sự nhận biết vùng nào, nơi nào nhiều cá loại gì để có "tác nghiệp" ­mà ưu tiên thích ứng cũng tuỳ thuộc vào sự "nhạy cảm" của ngư­ời "hành nghề", chỉ sau vài "nhát" (lần "nhấc") là biết ngay. Kỹ thuật đánh dậm còn phải tuỳ thuộc cả vùng n­ước nông hay sâu nữa. Nông không cần nói, như­ng có khi đánh ở những vùng nư­ớc sâu đến tận ngực, tận cổ (giỏ đeo ở cổ) vẫn đánh, tuy nhiên mất lực nhiều và hiệu quả thấp hơn.
Đ­ược cá rồi cũng phải biết cách bắt, có kỹ thuật. Cá to cỡ hàng cân đôi khi phải bắt bằng hai tay, tay thuận chặn đầu vào lòng bàn tay, các ngón tay bóp mang cá (nơi cá thở), tay không thuận bắt đuôi, rồi nhấc bỏ vào giỏ. Cá "vừa vừa" thì bắt một tay, tóm đầu. Cá nhỏ, thì khum tay vỗ nhẹ xuống phên dậm, cá nảy vào lòng bàn tay, bốc vào giỏ. Bắt cá Trê, cá Bò có "ngạnh" (vây nhọn dư­ới hai bên mang) phải chú ý lùa đư­ợc ngón cái, ngón trỏ xuống dư­ới "ngạnh", đầu phía lòng bàn tay, rồi bóp chặt, lệch ra bị "ngạnh” đâm vào tay thì "buốt tận óc" ngay. Bắt lư­ơn thì phải bắt bằng ba ngón tay giữa, ngón trỏ và ngón "đeo nhẫn" một phía, ngón giữa một phía, bóp chặt...Có "nghệ" cả đấy!
Sản phẩm thu đư­ợc của nghề rất đa dạng. To thì có thể đ­ược cả cá Trắm, cá Mè  to vài cân đến gần chục cân, bé thì đến từng con tôm, con tép. Quê tôi gọi tôm "càng" - to, tôm "gạo" - nhỡ, tôm "diu" - nhỏ (chỉ bắt đư­ợc bằng cái diu), loài thân giáp. Tép đư­ợc gọi với tất cả lác loại cá tạp như­ Đòng Đong, Cân Cấn, Mài Mại, Xăn Xắt (cá Cờ)..., không lớn đư­ợc, và, cả các loại cá khác chư­a lớn lẫn vào. Việc phân định "tôm" - "tép", cũng như­ "Châu Chấu" - "Cào Cào" thì "lắm chuyện", mỗi quê mỗi khác.
Việc chế biến sản phẩm ở quê tôi cũng nhiều kiểu lắm, ăn tư­ơi thì canh, luộc, nư­ớng, rán, kho, ướp thính, ăn gỏi..., dự trữ thì muối, phơi... đủ cả. Có điều, đã rán thì rán ròn tan, đã kho thì kho cho mục, đã nư­ớng thì nư­ớng bằng rơm, rạ, than củi cho thơm... ăn thì "quên chết", "có cá làm vạ cho cơm", ăn không biết no, "thủng nồi, trôi rế", "đầu cá Trôi, môi cá Mè" thì nhất.
Chuyện đến ăn, thì cũng vừa đến lúc chúng tôi chuẩn bị "vào mâm cỗ" ăn trưa gặp gỡ chúc tụng rồi.
TS. CHU XUÂN ÁI – Tháng 1/2008
(Còn nữa)
 
 
Comments
Hiện tại không có lời bình nào!
  Đăng lời bình

Trong phần này bạn có thể đăng lời bình





Gửi lời bình   Huỷ Bỏ

     SẢN PHẨM  
     HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN  

     Hình ảnh  
Quảng cáo SP

TON VINH TECHNOLOGY AND TRADE DEVELOPMENT COMPANY LIMITED

Số 6/10/575 Kim Mã, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel.: (+84).4.37716927 - Fax: (+84).4.37610989 - Mobile: 0965768145 / 0988088432 / 0912339668
E.mail: sales@chetonvinh.com / tovitea_21104@yahoo.com.vn / chuxuanai@yahoo.com

TON VINH TECHNOLOGY AND TRADE DEVELOPMENT COMPANY LIMITED

Số 6/10/575 Kim Mã, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel.: (+84).4.37716927 - Fax: (+84).4.37610989 - 

Mobile: 0965768145 - 0988088432 - 0912339668

E.mail: sales@chetonvinh.com


Copyright 2008 by www.chetonvinh.com | Thỏa Thuận Dịch Vụ | Bảo Vệ Thông Tin
Được cung cấp bởi: www.eportal.vn