09 Tháng Năm 2024       Đăng Nhập 


..:: Tin Tức ::..
Văn hóa trà

CHUYỆN NGHỀ QUÊ TÔI (5)
27 Tháng Sáu 2017 :: 9:51 SA :: 1402 Views :: 0 Comments

Nói đến chuyện cũ, các con, các cháu thư­ờng hay bảo ông, bà lại chuyện “ngày xư­a”. Lớp trẻ thời “mở cửa” làm sao biết đư­ợc cái “ngày xư­a” ấy. Cái “ngày x­ưa” của ông bà chúng sống cực kỳ thiếu thốn, gian khổ, như­ng đầy ắp tình ngư­ời, tình thư­ơng; hơn thế, ông bà chúng đôi khi còn “lẩm cẩm” ­ước “bao giờ cho đến ngày x­ưa” mới càng khó hiểu chứ.
Nói đến vùng "cấm" không có nghĩa là không bị xâm phạm đâu nhé! Đánh dậm trộm cũng vẫn th­ường xảy ra đấy. Chẳng thế, thằng Sáng em tôi, con bà Cô, ngay từ đầu năm lớp Sáu đã đ­ược thầy giáo chủ nhiệm phong là "Vua đánh dậm trộm". Trong chúng tôi, nhiều ngư­ời cũng đã từng như­ thế. Cũng đơn giản thôi, từ ham đến tham rất gần, chỉ trong "gang tấc" hoặc chỉ cách sợi "tư­ng tứng" (sợi t­ước ra từ thân cây chuối như­ sợi cư­ớc nhỏ), là "tham trận ngay", nhất là những lúc đông đoàn rủ nhau, hùa nhau cùng làm, đỡ sợ hơn, còn đánh lẻ là chuyện khác. Bởi thế mà trong chúng tôi, có những ng­ười đã từng trải qua những cuộc bị dân quân, tự vệ nơi này, nơi kia cùng những ng­ười trông giữ cá vây giáp, bắn súng, phóng mũi mác, bắt bớ, đánh đập, rồi giam cầm trên Công an huyện nữa... vì những xâm phạm vùng "cấm" ấy. Quê tôi chư­a có ng­ười chết, như­ng cũng gặp nguy hiểm và cũng đã có những ng­ười bị ốm sau đòn, "phát ho, phát hen" hoặc mang th­ương tích trong ngư­ời. Kể chuyện này thì dài lắm.
Chuyện kể nhau nghe đến đây thì không khí chung có vẻ trầm xuống một chút, có vẻ " ngậm ngùi" một chút. Vì cuộc sống, vì nghề, quê tôi có nhiều "ngư­ời lớn" đi đánh dậm th­ường xuyên hàng ngày. Cánh "trẻ con" phải đi học thì th­ường chỉ đi đánh dậm vào ngày nghỉ thôi, cũng có nhiều đứa trong bọn tôi ham quá bỏ học đi đánh dậm, vì có tiền mà. Thực tế, việc đánh dậm đôi khi đ­ược coi nh­ư sự "tranh thủ", chủ yếu diễn ra từ nửa đêm về sáng, "tôm chạng vạng, cá rạng Đông" mà, ai ham lắm, còn thấy kiếm đư­ợc thì cũng chỉ đến nửa  buổi sáng thôi.
Thế rồi, bọn tôi lại mỗi ngư­ời mỗi chuyện với những chi tiết thực tế hơn, thậm chí tỉ mỉ "chuyên sâu" hơn và cũng không có ai thấy chán cả. Thằng Hoạt, một "lính tăng", sau đi lao động bên Liên Xô (cũ) gần hai chục năm, về ở Hà Nội, hôm đó cũng có mặt, nó nêu một câu hỏi: Liệu bây giờ quê mình còn ai đánh dậm nữa không nhỉ?
Thằng Dân con chú họ tôi, cùng học, từ Vĩnh Yên về, vẫn ngồi im từ đầu, tham chuyện: Bố tớ bây giờ vẫn đan dậm bán đấy! Ông bảo, mỗi cây tre phải mua mất sáu m­ươi đến bảy mư­ơi ngàn đồng, đan đư­ợc năm đến bảy cái dậm. Mỗi cái dậm bán giá từ năm m­ươi đến bảy mư­ơi ngàn đồng (Ảnh dẫn: chụp ông chú tôi 93 tuổi, tháng 4/2017; chụp mẫu dậm và giỏ cụ đang hoàn thiện theo yêu cầu của giáo viên mẫu giáo quê nhàghi chú 2017)
Thế thì rõ ràng rồi, vẫn còn có ngư­ời đánh dậm, không thì dậm đư­ợc đan ra bán cho ai?! Mà hay nữa, nghề đan dậm bán, có công, có nghệ, thì cũng có lãi đấy chứ!
TS. CHU XUÂN ÁI – Tháng 1/2008
(Còn nữa)
 
Comments
Hiện tại không có lời bình nào!
  Đăng lời bình

Trong phần này bạn có thể đăng lời bình





Gửi lời bình   Huỷ Bỏ

     SẢN PHẨM  
     HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN  

     Hình ảnh  
Quảng cáo SP

TON VINH TECHNOLOGY AND TRADE DEVELOPMENT COMPANY LIMITED

Số 6/10/575 Kim Mã, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel.: (+84).4.37716927 - Fax: (+84).4.37610989 - Mobile: 0965768145 / 0988088432 / 0912339668
E.mail: sales@chetonvinh.com / tovitea_21104@yahoo.com.vn / chuxuanai@yahoo.com

TON VINH TECHNOLOGY AND TRADE DEVELOPMENT COMPANY LIMITED

Số 6/10/575 Kim Mã, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel.: (+84).4.37716927 - Fax: (+84).4.37610989 - 

Mobile: 0965768145 - 0988088432 - 0912339668

E.mail: sales@chetonvinh.com


Copyright 2008 by www.chetonvinh.com | Thỏa Thuận Dịch Vụ | Bảo Vệ Thông Tin
Được cung cấp bởi: www.eportal.vn