27 Tháng Bảy 2024       Đăng Nhập 


..:: Tin Tức ::..
Văn hóa trà

Chè hay Trà ? Gọi sao cho đúng ?
31 Tháng Tám 2020 :: 3:01 CH :: 1659 Views :: 0 Comments

Theo trà thái nguyên chia sẻ Miền Bắc dùng chữ chè để chỉ cây trồng và sản phẩm chế biến của cây chè, còn miền Nam phân biệt chè là cây trồng và trà là sản phẩm chế biến từ cây chè. Ngôn ngữ viết và nói về chữ trà dùng ở Việt Nam từ lâu đời, có nguồn gốc từ Trung Hoa, và đã trở thành một từ Việt phổ thông trong dân gian. Trà là âm Hán Việt, còn chè là âm Việt Hán (Diệp Đình Hoa – Hội thảo Văn hoá chè 1999, Hà nội).
Trong Từ Điển Tiếng Việt của UBKHKT Việt Nam – 1994, chữ chè có các nghĩa :
  

  
Một loại cây nhỏ, lá răng cưa, hoa màu trắng, trồng lấy lá, búp để làm đồ uống, như trồng chè, hái chè, giống chè …
Sản phẩm chế biến của lá và búp cây chè, như chè bạng, chè búp, chè thái, chè tươi, chè bồm, chè đen, chè xanh, chè ô long … …
Một món ăn ngọt, nấu bằng đường mật với các chất bột, hạt, củ, như chè bà cốt, chè đỗ đen, chè đỗ xanh, chè con ong, chè củ mài, chè hạt lựu …
Trong Từ điển của Trung Tâm Ngôn Ngữ và Văn Hoá Việt Nam của Bộ GDĐT- 1998, chữ trà có các nghĩa :
Búp chè đã sao, đã chế biến để pha nước uống, như uống trà, trà tàu, trà lá, tiệc trà, trà xanh, trà đen …
Một loại cây cùng họ với cây chè, hoa đẹp, trắng hay hồng, trồng làm cây cảnh như cây trà mi …
Một loài chim cỡ nhỏ, lông xanh biếc, mỏ thẳng nhọn, chuyên bắt cá.
Loại cây trồng trên một diện tích đất, như trà lúa, đại trà ….

Còn trong tác phẩm văn chương thời xưa và nay, đã dùng chữ chè – trà như sau :
  

  
Kinh đô Thăng Long có câu ca dao:“Uống chè mạn hảo, ngâm nôm Thuý Kiều
Lê Quý Đôn viết trong Vân Đài loại ngữ (1773): “ … tỉnh Thanh Hoá sản xuất thứ chè ấy, mọc xanh um đầy rừng. Thổ dân hái lá chè đem về, giã nát để bán, gọi là chè Bạng.”
Nguyễn Trãi: “ Sớm ba chén chè sen, mát ruột, nài chi vò đất hẩm hiu “
Phạm Đình Hổ (1768-1839) trong Vũ trung tuỳ bút cũng viết: ” Kẻ thì ưa thanh cao, người thì thích hậu vị, kén hiệu trỏ tên, mua cho được chè ngon, bày khay chén ra nếm thử. Thậm chí có kẻ đặt tiền mua sẵn cho được hiệu chè Chính Sơn mà ung dung pha ấm chè tàu ra thưởng thức “
Nguyễn Tuân trong Vang bóng một thời, lại dùng chữ trà để chỉ sản phẩm trong Chén trà sương: “ Sớm nào dạy cụ cũng ngâm một vài bài thơ. Giọng thật ấm, thật trong, cụ hay ngâm : Mai sớm một tuần trà, Canh khuya dăm chén rượu, Mỗi nhật cứ như thử, Lương y bất đáo gia.”
Thời nay, Miền Bắc vẫn dùng chữ chè chỉ cả cây trồng và sản phẩm “ Chắc chắn nước chè xanh là mặt hàng cốt yếu “ (Nguyễn chí Hoan) ; “ Văn hoá chè và Trà Đạo Việt Nam “ (Ngô Linh Ngọc) ; “ Viện nghiên cứu chè Phú Hộ có nhiều giống chè như Trung Du, Shan, Trung Quốc và ấn Độ “ ; “ VINATEA trong năm 1998 đã xuất khẩu 17.000 tấn chè đen, chè xanh “ ; “ Nguồn gốc cây chè và nghệ thuật pha uống chè “ (Minh Viễn)
Tại Việt Nam, trong đông y còn dùng các loại cây không thuộc Họ Chè, có tác dụng chữa bệnh gọi là chè thuốc, mà dân tộc nào cũng có. Chè thuốc pha theo kiểu pha chè, được nhân dân rất ưa thích. Ngày nảy, y dược Việt Nam, kể cả các nước có công nghiệp hoá dược hiện đại, vẫn bào chế các loại chè thuốc này, như các loại chè giải nhiệt, chè an thần, chè chống cảm cúm ….
Còn ở miền Nam thì dùng chữ trà và chè, có phân biệt rõ rệt cây trồng và sản phẩm chế biến như “ Công Ty chè Lâm đồng có trà Rồng vàng “, “ Người dân miền Nam thích uống trà Tiến Đạt, Đỗ Hữu, Châm Anh “, “ Trạm nghiên cứu chè Bảo Lộc có nhiều giống chè chọn lọc giâm cành”
Tóm lại miền Bắc dùng chữ chè để chỉ cây trồng và sản phẩm chế biến của cây chè, còn miền Nam phân biệt chè là cây trồng và trà là sản phẩm chế biến từ cây chè.
Ngôn ngữ viết và nói về chữ trà dùng ở Việt Nam từ lâu đời, có nguồn gốc từ Trung Hoa, và đã trở thành một từ Việt phổ thông trong dân gian. Trà là âm Hán Việt, còn chè là âm Việt Hán (Diệp Đình Hoa – Hội thảo Văn hoá chè 1999, Hà nội).

Nguồn gốc chữ trà trong lịch sử cổ đại Trung Hoa.
  

  
Sự định dạng và định hình của chữ trà ở Trung Hoa.
Thời cổ đại Trung Hoa còn chưa có chữ viết. Dựa vào truyền thuyết và ngôn ngữ, các nhà khảo cổ đã xác định chữ trà (văn tự trà) có từ đời nhà Chu. Trong cuốn sách cổ Nhĩ Nha (Nói về cây cối) đời nhà Chu, do Dịch Lâm biên soạn, có ghi câu “ Giả – khổ trà “ (Giả là chè đắng).  m đọc của chữ trên là Jira, gần giống âm chữ trà .
Trước Nhà Tần, ngôn ngữ các liệt quốc còn khác nhau và chưa thống nhất. Cùng một sự vật, nhưng tên gọi khác nhau, và chữ viết cũng không giống nhau. Trước nhà Đường, chữ Trà có tên gọi và 6 kiểu chữ viết khác nhau.
Bắt đầu từ thời kỳ Trung Đường trở về sau, tên gọi trà thường viết như sau đọc âm CHA. Trước đời nhà Đường một chữ có nhiều chức năng khác nhau, và một chữ cũng chỉ nhiều sự vật khác nhau. Vào khoảng 750 trước công nguyên, chữ trà có nhiều nghĩa và chỉ 3 vật khác nhau :
một thứ nước uống
một loại cây rau đắng
hoa trắng của một loại cây cỏ
Trước thời kỳ Trung Đường, từ chữ trà cũ 11 nét bỏ bớt 1 nét ngang ở trên thành chữ trà 10 nét ngày nay. Theo cuốn Trà Kinh của Lục Vũ, chữ trà xuất hiện từ thời kỳ khai nguyên văn tự âm nghĩa (bắt đầu có chữ viết). Chữ trà hiện nay đã được định hình trên 1300 năm. Chữ Hán thuộc loại chữ tượng hình. Chữ trà 10 nét, bộ thảo đầu là biểu tượng của lá cây, phần giữa là tán cây , phần dưới là gốc và thân cây.
Trung Hoa là một nước rộng mênh mông, có nhiều dân tộc thiểu số; mỗi dân tộc có cách đọc và viết chữ trà, theo tập quán riêng. Người Hán cũng có chữ viết và tiếng đọc khác nhau theo từng vùng lãnh thổ (thổ ngữ, thổ âm). Ngày hay có tới 108 kiểu chữ trà của 10 nghệ nhân Vân Nam. Hai luồng truyền bá âm “Trà” và “Tey” trên thế giới

Tên gọi của nước trà đều xuất phát từ Trung Hoa truyền đi theo 2 luồng sau đây :
Âm Hán phổ thông CHA của Bắc Kinh
Thổ âm địa phương TEY của vùng Hạ môn, Phúc Kiến.
2 âm trên lần lượt truyền bá ra ngoài bằng con đường buôn bán chè với các nước láng giềng, phương Tây và phương Bắc, bằng đường bộ và đường thủy.
 m “CHA” lan truyền đầu tiên sang nước láng giềng phía Đông là Nhật Bản, dùng trực tiếp chữ trà và cũng đọc là CHA. Sau đó lan truyền sang nước phía Tây là Ba tư (Iran) bằng “ Con đường tơ lụa thời Mác cô Pô Lô “, gọi là CHA, rồi sau biến âm thành SHAI của người ả rập ; tiếng Thổ nhĩ kỳ gọi là CHAY ; tiếng Bồ đào nha gọi là CHA ; tiếng Nga ở phía Bắc gọi là TRAI ; các nước Sri Lanka, Pakistan gọi là CHA, Việt Nam gọi là trà và chè.
Thổ âm Hạ môn TEY truyền bá ra nước ngoài vào thời kỳ cuối nhà Minh đầu nhà Thanh, khi các đội thương thuyền của phương Tây đến buôn bán trao đổi hàng hoá, từ những quốc gia viễn dương đến Trung Quốc.
Đầu tiên là các đội thương thuyền của Công ty miền Đông ấn Độ, năm 1664 đã cập bến cảng biển Hạ môn, thiết lập một Phòng thương mại, và gọi chè là TEY, theo thổ âm của vùng Hạ môn, tỉnh Phúc Kiến. Bắt đầu viết sang tiếng Anh là TEE, rồi lại biến thành THEE ; cuối cùng là chữ TEA ngày nay.
Từ đó âm TEA được phổ cập trên thế giới; tiếng Pháp là Thé; tiếng Đức là TEE; tiếng Tây ban nha là Té; tiếng Hà Lan là THEE; tiếng La tinh là THEA, tiếng Esperanto là TEO …
Nguồn gốc cây chè và chữ chè – trà trên thế giới ?
Từ – một đơn vị cơ bản của ngôn ngữ – không chỉ là một âm thanh cùng với thuộc tính vật lý, mà còn có ý nghĩa tín hiệu và định nghĩa sự vật của hiện thực khách quan. Từ chè – trà vừa mang nội dung khái quát hoá, vừa mang nội dung cụ thể hoá về cây chè. Cây chè có trước, rồi mới có từ chè – trà. Có tìm được nguồn gốc cây chè, mới rõ từ này xuất xứ ở đâu trước.
Đây là một vấn đề lịch sử – khoa học – văn hoá chè mà các học giả thế giới đã nghiên cứu tranh luận hơn 2 thế kỷ qua nhưng vẫn chưa kết luận. Đến nay đã công bố trên thế giới 5 thuyết về vùng nguyên sản cây chè, gồm thuyết Trung Hoa (Lục Vũ, 760 – Linné,1753), thuyết ấn Độ (Robert Bruce,1823), thuyết nhị nguyên (Cohen Stuart,1918), thuyết chiết trung (Đào Thừa Trân,1951) và thuyết Việt Nam (K.M. Djemukhatze,1976).
Qua các tư liệu từ thời vua Thần Nông cách đây hơn 5000 năm, thì nguồn gốc cây chè thế giới vẫn còn là một vấn đề thời sự, bí hiểm, mới mẻ, hấp dẫn vì có giá trị lịch sử – khoa học – văn hoá chưa đến hồi kết thúc, vẫn đang chờ đợi các học giả Việt Nam khám phá làm sáng tỏ !
 
Comments
Hiện tại không có lời bình nào!
  Đăng lời bình

Trong phần này bạn có thể đăng lời bình





Gửi lời bình   Huỷ Bỏ

     SẢN PHẨM  
     HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN  

     Hình ảnh  
Quảng cáo SP

TON VINH TECHNOLOGY AND TRADE DEVELOPMENT COMPANY LIMITED

Số 6/10/575 Kim Mã, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel.: (+84).4.37716927 - Fax: (+84).4.37610989 - Mobile: 0965768145 / 0988088432 / 0912339668
E.mail: sales@chetonvinh.com / tovitea_21104@yahoo.com.vn / chuxuanai@yahoo.com

TON VINH TECHNOLOGY AND TRADE DEVELOPMENT COMPANY LIMITED

Số 6/10/575 Kim Mã, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel.: (+84).4.37716927 - Fax: (+84).4.37610989 - 

Mobile: 0965768145 - 0988088432 - 0912339668

E.mail: sales@chetonvinh.com


Copyright 2008 by www.chetonvinh.com | Thỏa Thuận Dịch Vụ | Bảo Vệ Thông Tin
Được cung cấp bởi: www.eportal.vn