Theo các tài liệu Hán nôm về nông nghiệp Việt Nam và Vân Đài loại ngữ của Lê Quý Đôn -1773 (Bộ Bách khoa tự điển đầu tiên của Việt Nam). Từ thời kỳ các vua Hùng dựng nước, các dân tộc Việt Nam đã để lại cho ngày nay 2 vùng chè lớn... |
2.4. Lịch sử phát triển chè Việt Nam:
2.4.1. Thời kỳ phong kiến:
Theo các tài liệu Hán nôm về nông nghiệp Việt Nam và Vân Đài loại ngữ của Lê Quý Đôn -1773 (Bộ Bách khoa tự điển đầu tiên của Việt Nam). Từ thời kỳ các vua Hùng dựng nước, các dân tộc Việt Nam đã để lại cho ngày nay 2 vùng chè lớn
- Vùng chè tươi của các hộ gia đình người Kinh ven châu thổ các con sông, cung cấp chè tươi, chè nụ, chè bạng, trà Huế...
- Vùng chè rừng của đồng bào dân tộc (Dao, Mông, Tày...) ở miền núi phiá Bắc, cung cấp chè mạn, chè chi...
2.4.2. Thời kỳ Pháp thuộc (1882-1945):
Ngay sau khi chiếm đóng Đông Dưong, người Pháp đã điều tra vùng chè miền núi (1892), một sản phẩm quý hiếm của Viễn Đông xuất khẩu sang Châu Âu.
Năm 1890, Công ty thương mại Chaffanjon đã có đồn điền sản xuất chè đầu tiên trồng 60 ha, ở Tinh Cương - Phú Thọ, hiện nay vẫn còn tên địa danh Chủ Chè.
Năm 1918 thành lập Trạm nghiên cứu nông nghiệp Phú Thọ tại Phú Hộ (Phú Thọ), chuyên nghiên cứu phát triển chè.
Tháng 8/1945 thực dân Pháp rút khỏi Đông Dương, để lại 13.505 ha chè, hàng năm sản xuất 6.000 tấn chè khô, chè đen xuất khẩu sang thị trường Tây Âu (London và Amstécđam), và chè xanh cho thị trường Bắc Phi (Angiêri, Tuynizi, Marốc), được đánh giá cao về chất lượng, không thua kém chè Ấn Độ, Sri Lanka và Trung Quốc.
2.4.3. Thời kỳ Việt Nam độc lập (sau 1945):
Việt Nam phải tiến hành 30 năm chiến tranh giành độc lập (1945 -1975). Tuy phải sản xuất lương thực thực phẩm là chính, nhưng Nhà nước vẫn quan tâm phát triển 7 vùng chè tập trung ở Tây Bắc, Việt Bắc-Hoàng Liên Sơn, Đông Bắc, Trung du miền Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền trung, Tây Nguyên.
Đến năm 2009, chè Việt Nam đứng vị trí thứ 5 về sản xuất và xuất khẩu trong số gần 60 nước sản xuất chè trên thế giới.
- Qua 10 năm, tổng sản lượng chè tăng 3,14 lần, xuất khẩu tăng 2,62 lần.
- Chè Việt Nam xuất khẩu chiếm 56,72 – 88,83 % tổng sản lượng sản xuất ra và có mặt ở 109 nước và vùng lãnh thổ.
Tuy sản lượng giá trị và tỷ lệ sản lượng dành cho xuất khẩu tăng liên tục, nhưng chè Việt Nam mới chỉ chiếm cao nhất 6,7 % thị phần toàn cầu.
Cơ cấu sản phẩm một số khu vực trên thế giới năm 2009 bình quân cho thấy trên thế giới chè đen chiếm 65,92%, chè xanh 34,08% tổng sản lượng. Trong mặt hàng chè đen, chè CTC (Crushing Tearing Curling) chiếm 60,95%, chè đen truyền thống OTD (Orthodox) 39,05% sản lượng. Thị trường Việt Nam có tỷ lệ tương ứng: chè đen 55,15%, chè xanh và các loại khác chiếm 44,85% sản lượng. Thị trường chè đen Việt Nam có lượng chè đen OTD chiếm 87,91%, còn chè đen CTC chỉ 12,09% sản lượng.
(TS. Chu Xuân Ái – Sư tầm và biên soạn) |
|
|